Ngoài các mô hình như: Mô hình D2C, Inbound Marketing, … trong chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp còn áp dụng một hình thức khác đó là mô hình SMART. Vậy mô hình SMART là gì? Cách xác định mục tiêu marketing thông qua Smart như thế nào?
Mô hình Smart là gì?
Mô hình SMART là một công cụ hữu ích để thiết lập các mục tiêu trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp đánh giá và phân tích tính cụ thể và khả thi của kế hoạch. Đây là một phương pháp phổ biến được sử dụng bởi các marketer để xác định các mục tiêu phù hợp với hướng phát triển của công ty tại các giai đoạn khác nhau, tạo nên một quy trình kinh doanh hoàn hảo.
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing bất động sản đột phá giúp tăng doanh số
5 yếu tố xác định mục tiêu theo mô hình SMART
Một mục tiêu marketing theo mô hình SMART cần đáp ứng 5 yếu tố sau đây:
S – Specific của SMART
Mục tiêu cần được đặt ra cụ thể, chi tiết, dễ hiểu để dễ dàng xác định cơ hội và khả năng thực hiện. Cũng như đánh giá mức độ khả thi và các vấn đề thực tế liên quan.
M – Measurable của SMART
Mục tiêu cần được đo lường và kết nối với các con số cụ thể để thể hiện sự tham vọng của cá nhân. Áp dụng nguyên tắc SMART để xây dựng mục tiêu sẽ giúp định rõ mục tiêu tiếp thị, như hoàn thành thành công 5 hợp đồng bán hàng với giá trị mỗi hợp đồng là 550 triệu đồng trong vòng 1 tháng. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần hoàn thành ít nhất 2 hợp đồng bán hàng thành công mỗi tuần và tránh việc chậm tiến độ. Điều này giúp bạn hoàn thành mục tiêu nhanh chóng và đo lường hiệu quả công việc của mình.
A – Actionable của SMART
Yếu tố “Actionable” của mục tiêu liên quan đến tính khả thi của nó. Đây là một tiêu chí cực kỳ quan trọng khi xây dựng mục tiêu theo mô hình SMART. Cần đánh giá một cách nghiêm túc khả năng của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đó và xác định vị trí hiện tại để hiểu rõ khả năng trước khi lập kế hoạch. Xác định tính khả thi của mục tiêu cũng có thể là nguồn động lực để nỗ lực và đạt được mục tiêu trong phạm vi khả năng của doanh nghiệp.
R – Relevant của SMART
Cần đảm bảo rằng mục tiêu cá nhân của mình phù hợp và liên quan đến mục tiêu chung của công ty. Đặt mục tiêu cá nhân trong ngữ cảnh của hướng phát triển công việc, lĩnh vực làm việc và phù hợp với sự phát triển tổng thể của công ty. Đồng thời, cần đảm bảo rằng mục tiêu của mình đáp ứng các thách thức mà người làm tiếp thị phải đối mặt.
T – Time-Bound của SMART
Cần đánh giá xem các mục tiêu đã được thực hiện đúng thời hạn đã cam kết hay chưa. Thiết lập thời gian hoàn thành cho các mục tiêu sẽ tạo áp lực cho cá nhân để đảm bảo hoàn thành công việc đúng deadline và chịu trách nhiệm với công việc của mình. Đồng thời, việc thiết lập thời gian hoàn thành cũng sẽ giúp tăng tính kỷ luật và chuyên nghiệp của cá nhân, hỗ trợ quản lý thời gian và tăng hiệu suất làm việc theo tiến độ hiệu quả.
Mô hình SMART là gì? Hiệu quả của mô hình này đối với doanh nghiệp
Một số ví dụ cụ thể về mục tiêu marketing theo SMART
Ví dụ về mục tiêu số lượng người like fanpage về sản phẩm trong SMART
Mục tiêu SMART: Trong quý 3 năm 2023, thực hiện chiến dịch quảng cáo trên Facebook để tăng số lượng người like fanpage sản phẩm lên 20%.
- Tính cụ thể: Thực hiện chiến dịch quảng cáo nhằm tăng số lượng người like fanpage.
- Tính đo lường được: Số lượng người like fanpage về sản phẩm.
- Tính khả thi: Với ngân sách quảng cáo Facebook hợp lý, việc tăng số lượng người like fanpage lên 20% là khả thi.
- Tính liên quan: Tăng lượng người thích fanpage giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu và sản phẩm công ty đến công chúng.
- Giới hạn thời gian: Mục tiêu phải được hoàn thành trong quý 3 năm 2023.
Ví dụ về số lượng người ghé thăm website trong SMART
Mục tiêu SMART: Trước cuối tháng 7, tăng số lượng bài blog đăng mỗi tuần lên 5 bài để đạt mục tiêu gia tăng lượng truy cập tự nhiên vào website lên 15% so với cuối tháng 6.
- Tính cụ thể: Gia tăng lượng người truy cập vào website từ các nguồn tự nhiên.
- Tính khả thi: Việc tăng cường nội dung bài blog hữu ích cho khách hàng giúp đạt được mục tiêu tăng 15% lượng truy cập là khả thi.
- Tính đo lường được: Lượt truy cập vào website từ nguồn tìm kiếm tự nhiên sẽ tăng thêm 15%.
- Tính liên quan: Thành công trong đạt được mục tiêu này sẽ cải thiện thương hiệu công ty và mang lại nhiều nguồn doanh thu.
- Giới hạn thời gian: Mục tiêu phải được đạt đến trước cuối tháng 7.
>>> Xem thêm: SLA là gì?
Tạm kết về mô hình SMART
Thông tin về mô hình SMART đã được trình bày ở trên, và việc thiết lập mục tiêu theo mô hình này sẽ giúp các doanh nghiệp triển khai hoạt động hiệu quả và phù hợp hơn.
Để hỗ trợ nhà quản lý trong việc theo dõi và cập nhật các chỉ số thống kê hiệu quả của hoạt động chăm sóc khách hàng, nhiều phần mềm hỗ trợ hiện nay đã được trang bị tính năng tự động tính toán số liệu và tạo báo cáo. Với BIHA, doanh nghiệp có thể quản lý tập trung dữ liệu khách hàng và dễ dàng theo dõi các chỉ số thống kê hiệu quả của tính năng Tổng đài CSKH. Tích hợp nhiều tính năng nổi bật như phần mềm CRM, giải pháp này giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và nâng cao chất lượng dịch vụ.