Trong hơn 10 năm, chúng tôi đã giúp các công ty đạt được các mục tiêu tài chính và xây dựng thương hiệu của họ.
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI
Kiến thức bán hàng

TOP 22 KPI cho nhân viên kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay

Thời gian đọc: 16 phút

KPI cho nhân viên kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng các doanh nghiệp cần lưu ý. Vì vậy trong bài viết này BIHA sẽ bật mí cho bạn những KPI cho nhân viên kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay. Đọc bài viết ngay để tìm hiểu thêm nhé!

Tìm hiểu 22 KPI cho nhân viên kinh doanh

Khái niệm KPI cho nhân viên kinh doanh là gì?

KPI cho nhân viên kinh doanh đại diện cho các tiêu chí đánh giá hiệu suất làm việc và chất lượng công việc so với mục tiêu của bộ phận kinh doanh và toàn bộ doanh nghiệp. 

Xây dựng mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh là một yêu cầu cần thiết trong mỗi doanh nghiệp. Nhằm thiết lập mục tiêu công việc cho từng nhân viên và cung cấp một phương tiện khách quan và minh bạch để đánh giá năng lực. Các chỉ số này cung cấp căn cứ cho nhà quản lý để điều chỉnh mức thu nhập, lương, thưởng và xử phạt đối với từng cá nhân. Hơn nữa, việc xây dựng mục tiêu bán hàng cũng nhằm khuyến khích nhân viên hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Người xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh là ai?

Người chịu trách nhiệm xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh thường là: 

  • Những người đứng đầu bộ phận kinh doanh như Trưởng bộ phận, Trưởng phòng hoặc Giám đốc kinh doanh. Với hiểu biết sâu sắc về thị trường, mục tiêu chiến lược của công ty và năng lực của nhân viên, họ có khả năng đưa ra mức KPI phù hợp. Mục tiêu là tạo động lực cho nhân viên làm việc mà không tạo áp lực quá lớn, đồng thời khắc phục căng thẳng.
  • Bộ phận Hành chính nhân sự có vai trò hỗ trợ xây dựng hệ thống KPI một cách khách quan. Tuy nhiên, có thể đôi khi KPI đặt ra có thể quá khắt khe hoặc quá thấp, không phù hợp với năng lực của đội ngũ nhân viên kinh doanh.
  • Sử dụng sự trợ giúp từ chuyên gia KPI cũng là một lựa chọn. Họ có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sâu rộng trong việc xây dựng KPI. Tuy nhiên, việc thuê những chuyên gia này đòi hỏi một khoản tiền đáng kể từ phía doanh nghiệp.

22 chỉ tiêu KPI cho nhân viên kinh doanh phổ biến hiện nay

Sau đây là 20 chỉ tiêu KPI cho nhân viên kinh doanh được tổng hợp và cập nhật mới nhất hiện nay mà mọi người có thể tham khảo. Từ đó lựa chọn ra chỉ tiêu phù hợp nhất với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ số mức tăng trưởng doanh thu từng tháng 

Chỉ số này được sử dụng để đo lường sự tăng hoặc giảm trong doanh số bán hàng. Đây là chỉ tiêu nân viên kinh doanh đạt được trong mỗi tháng. Và để đánh giá sự khác biệt trong tăng/giảm so với các tháng khác nhau.

Mức tăng trưởng doanh thu tháng là KPI quan trọng

Việc quản lý tốt sự biến động về tốc độ tăng trưởng hàng tháng giúp nhà quản lý kinh doanh nắm bắt được xu hướng mua hàng. Từ đó có thể đưa ra quyết định và điều chỉnh chiến lược quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Qua đây cải thiện doanh số trong từng tháng.

Ngoài ra, chỉ số này cũng giúp nhân viên kinh doanh đánh giá hiệu quả làm việc của mình trong từng tháng. Tạo động lực để cố gắng hơn và thúc đẩy cả bộ phận kinh doanh tăng tốc để đạt được kết quả kinh doanh tốt vào cuối tháng.

Tỷ suất lợi nhuận trung bình

KPI này giúp nhân viên kinh doanh đánh giá tỷ suất lợi nhuận dựa trên các sản phẩm và dịch vụ cụ thể mà họ bán cho khách hàng. Đặc biệt, chỉ số này có ý nghĩa quan trọng khi doanh nghiệp cung cấp nhiều sản phẩm hoặc gói dịch vụ đa dạng. Nó cho phép nhân viên kinh doanh linh hoạt hơn trong việc định giá và thực hiện giao dịch với khách hàng để đạt được lợi nhuận tốt nhất.

Tỷ suất lợi nhuận đánh giá hiệu quả nhân viên kinh doanh

Số lượng đơn hàng hàng tháng 

Chỉ số này được tính dựa trên số thoả thuận hoặc số hợp đồng ký kết trong mỗi tháng và có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí, như số lượng đơn đặt hàng theo khu vực và số lượng đơn đặt hàng trên mỗi nhân viên kinh doanh.

Đây là một KPI quan trọng để thúc đẩy nhân viên bán hàng hiện đại, đặc biệt là trong các công ty kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ theo mô hình SaaS.

Các cơ hội bán hàng 

KPI này cho phép nhân viên kinh doanh theo dõi và quản lý các cơ hội bán hàng đang đợi xử lý, đồng thời xác định những cơ hội có giá trị cao nhất để ưu tiên thời gian và công sức.

KPI này cho phép sắp xếp các cơ hội bán hàng dựa trên ước tính giá trị của hợp đồng ký kết. Khách hàng tiềm năng sẽ có chỉ số mua hàng dự tính cao hơn so với khách hàng thông thường. Các cơ hội bán hàng này cũng có thể được xếp hạng dựa trên độ chắc chắn thành công của thoả thuận (xác suất ký được hợp đồng). Do đó, nhân viên kinh doanh cần thu thập thông tin từ cơ sở dữ liệu khách hàng hiện tại để xác định khách hàng dễ chốt hợp đồng hơn.

Doanh thu mục tiêu 

KPI này giúp đánh giá doanh số thu được trong một khoảng thời gian cố định của bộ phận kinh doanh. Nó đảm bảo việc cải thiện hiệu suất của tất cả các thành viên trong bộ phận. 

Với KPI này, doanh nghiệp cần thiết lập một khung tham chiếu chính xác. Nhân viên kinh doanh có thể trở nên căng thẳng và kiệt sức nếu phải chịu áp lực quá lớn từ các tiêu chí quá cao. Do đó, quản lý doanh nghiệp cần xem xét tổng doanh thu thực tế trong thời gian gần đây để đặt ra một con số phù hợp.

Tỷ lệ chốt đơn hàng 

KPI này đo lường tỷ lệ thành công giữa số đơn hàng được thanh toán và số đơn hàng đã được nhân viên kinh doanh báo giá. Nó rất hữu ích để xác định thời gian cần thiết cho từng nhân viên kinh doanh hoặc toàn bộ phòng kinh doanh để theo đuổi một cơ hội bán hàng cụ thể.

Nếu tỷ lệ chốt đơn hàng thấp, điều đó có thể chỉ ra rằng có quá ít hợp đồng thành công so với số lượng báo giá đã được gửi đi. Điều này có thể có 2 lý do chính. Thứ nhất, có thể leads không đủ chất lượng để tiến tới trở thành khách hàng. Thứ hai, nhân viên kinh doanh của bạn có thể dành quá nhiều thời gian để tìm cách chốt hợp đồng.

Giá trị đơn hàng trung bình 

KPI này được sử dụng để đo lường giá trị trung bình của mỗi đơn hàng, giúp nhân viên kinh doanh xác định giá trị định lượng cho từng cơ hội tiềm năng.

Bằng cách kết hợp KPI này với các chỉ số khác trong mô hình định giá, nhân viên kinh doanh có thể tính toán được số tiền chính xác có thể thu được từ mỗi khách hàng tiềm năng nếu hợp đồng thành công.

Tổng số cuộc gọi hoặc email trên một nhân viên trong tháng

Với nhân viên kinh doanh outbound, chỉ số này cung cấp một cái nhìn tổng quan về số lượng cuộc gọi hoặc email cần thiết để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Chỉ số này có thể được phân chia thành các thành phần như số cuộc gọi đã thực hiện thành công, số email được mở, thời gian trung bình cho mỗi cuộc gọi, mức độ quan tâm của khách hàng và số lượng cơ hội bán hàng được tạo ra thông qua các cuộc gọi và email.

>>>Xem thêm: Bật mí kịch bản telesale chăm sóc khách hàng hiệu quả

Cuộc gọi hoặc email tiếp cận khách hàng tiềm năng

Chỉ số doanh số bán hàng từng khu vực

Bán hàng theo khu vực là một chỉ tiêu quan trọng trong KPI cho nhân viên kinh doanh. Vì giúp xác định địa điểm phù hợp cho từng sản phẩm và nắm bắt nhu cầu của khu vực đó. Khi bạn đã nhận ra khu vực nào đem lại doanh số cao nhất, bạn có thể tập trung đầu tư vào việc cung cấp sản phẩm chất lượng tại đó để tối đa hóa lợi nhuận.

Lượng đơn hàng của mỗi nhân viên 

Chỉ số này cho phép bạn đếm số lượng đơn hàng thành công của từng nhân viên kinh doanh.

KPI cho nhân viên kinh doanh này rất hữu ích để xây dựng hệ thống nhân sự bán hàng, đặt mục tiêu cá nhân và hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của mỗi nhân viên. Ví dụ, một số nhân viên kinh doanh có thể mất nhiều thời gian để hoàn thành hợp đồng nhưng lại có khả năng duy trì mối quan hệ với khách hàng lâu dài.

Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng chỉ số KPI này để tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhân viên kinh doanh. Điều quan trọng là duy trì sự trung thực và bền vững trong doanh nghiệp.

Hiệu suất sản phẩm 

Chỉ số này giúp bạn và nhân viên kinh doanh nhận ra xu hướng bán hàng, đặc biệt khi có sản phẩm hoặc gói dịch vụ nào đó được tiêu thụ nhiều hơn các mặt hàng khác. Điều này có thể có nhiều nguyên nhân ẩn sau đó mà rất quan trọng để xem xét. Ví dụ, sản phẩm A có doanh số tốt vì nó nhận được nhiều sự chú ý từ báo chí, hoặc sản phẩm B bán chậm do đối thủ cạnh tranh mới giảm giá.

Doanh thu tính trên mỗi hình thức liên lạc 

Chỉ số này giúp đáp ứng câu hỏi “phương thức liên hệ bán hàng nào đang hoạt động hiệu quả nhất?”. Nó cho phép nhân viên kinh doanh tăng hiệu suất làm việc lên nhiều lần thông qua việc sử dụng các phương thức phù hợp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể loại bỏ hoặc tự động hóa các phương thức không hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tận dụng chỉ số KPI này để cân bằng thời gian, chi phí và hiệu quả của bộ phận kinh doanh.

Thời gian – Độ dài trung bình trên mỗi đơn hàng mới 

Mỗi đơn hàng mang về bao nhiêu doanh thu trung bình và gói dịch vụ đó kéo dài trong bao lâu?. Chỉ số KPI này giúp nhân viên kinh doanh tính toán số lượng sản phẩm/dịch vụ cần bán. Từ đó đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty.

Chỉ số này có thể được phân chia cho mỗi nhân viên kinh doanh. Nó giúp loại bỏ định kiến rằng chỉ những nhân viên có nhiều đơn hàng mới là nhân viên xuất sắc.

Thời gian bán hàng đánh giá hiệu suất làm việc nhân viên kinh doanh

Ví dụ, nhân viên A có thể đã chốt thành công 30 hợp đồng trong tháng trước, nhưng tất cả đều là hợp đồng ngắn hạn từ 1-3 tháng. Trong khi đó, nhân viên B chỉ chốt được 2 hợp đồng. Nhưng đây lại là gói sản phẩm dài hạn 3 năm. Không thể đánh giá xem nhân viên B giỏi hay kém hơn nhân viên A chỉ dựa trên số lượng hợp đồng.

Tỷ lệ chốt đơn hàng thành công trên số lượng khách hàng tiềm năng

Chỉ số KPI này tính bằng tỷ lệ giữa số hợp đồng thành công và số lượng leads mà nhân viên kinh doanh có. Nó cũng cho phép toàn bộ nhân viên kinh doanh xem xét lại quá trình làm việc. Như xác định leads chất lượng, phương pháp phù hợp, hiệu quả của ưu đãi/thông điệp gửi khách hàng.

Chi phí bình quân cho một khách hàng tiềm năng 

KPI này đánh giá số tiền cần chi trả để thu được một khách hàng tiềm năng.

Ví dụ, giả sử nhân viên của bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo trên Facebook và mất 20 đô la để thu hút một lead. Nếu sản phẩm được bán với giá 500 đô la mỗi tháng và nhân viên kinh doanh thường xuyên chốt được các đơn hàng, thì đó là một tín hiệu thành công. Chỉ số Cost Per Lead sẽ cung cấp thông tin chính xác nhất khi tính toán kết hợp với chi phí tiếp thị (bao gồm cả lương nhân viên).

Khả năng giữ chân khách hàng 

Chỉ số KPI này đánh giá khả năng của nhân viên kinh doanh trong việc hỗ trợ, tư vấn và chăm sóc khách hàng có hiệu quả hay không. Tỷ lệ giữ chân khách hàng cao cho thấy nhân viên có nhiều cơ hội bán hàng thành công.

Thường thì mỗi nhân viên kinh doanh được giao nhiệm vụ chăm sóc danh sách khách hàng cụ thể, và KPI này phản ánh rõ ràng hiệu quả làm việc của nhân viên đối với danh sách khách hàng của mình.

Tỷ lệ hoàn/huỷ đơn hàng 

Là chỉ số xác định tỷ lệ đơn hàng bị hủy hoặc hoàn trả so với tổng số đơn hàng mà nhân viên kinh doanh đã bán trong tháng. Tỷ lệ này có tác động trực tiếp đến các KPI khác của nhân viên kinh doanh. Như doanh thu, số lượng đơn hàng, tỷ lệ chốt đơn…

Qua chỉ số này, nhà quản lý có thể nhận biết được tệp khách hàng “khó tính” trong quá trình mua hàng. Hoặc tìm hiểu nguyên nhân liên quan đến sản phẩm, hoạt động bán hàng, tư vấn và chăm sóc khách hàng để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

Doanh nghiệp cần tìm cách giảm thiểu tối đa chỉ số này. Vì tỷ lệ càng thấp càng cho thấy nhân viên kinh doanh làm việc hiệu quả và doanh số của công ty càng tăng.

Giá trị vòng đời khách hàng 

Duy trì lượng khách hàng trung thành với doanh nghiệp

Chỉ số vòng đời giá trị khách hàng là một phép đo cho biết tổng giá trị kỳ vọng mà một khách hàng sẽ chi trả cho doanh nghiệp trong suốt quãng đời của họ. Chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá xem nhân viên kinh doanh có đang hỗ trợ và chăm sóc khách hàng trung thành của doanh nghiệp một cách tốt hay không.

Thời gian trung bình chuyển đổi đơn hàng 

Chỉ số này thể hiện thời gian mà một sản phẩm/gói dịch vụ của doanh nghiệp mất để chuyển đổi từ điểm tiếp xúc ban đầu với khách hàng cho đến khi tạo ra doanh số. Và nó phản ánh hiệu suất của quy trình bán hàng của doanh nghiệp.

KPI này giúp nhà quản lý kinh doanh tính toán năng suất của quy trình bán hàng. Từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện nếu thời gian chuyển đổi trung bình của đơn hàng quá lâu.

Tỷ số MRR mới và MRR mở rộng 

MRR (Monthly Recurring Revenue), hay còn gọi là doanh thu định kỳ hàng tháng. Là một chỉ số được tính bằng cách nhân số lượng khách hàng đã trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, với giá trị trung bình mà mỗi khách hàng chi trả. Chỉ số MRR mới là mức tăng thêm vào doanh thu định kỳ hàng tháng do nhân viên kinh doanh đạt được trong tháng đó.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình SaaS (Software as a Service), chỉ số MRR mở rộng là mức tăng thêm vào doanh thu định kỳ hàng tháng từ việc khách hàng hiện tại đăng ký nâng cấp hoặc mở rộng sản phẩm/dịch vụ của họ. Các nhân viên kinh doanh hiện đại không chỉ tập trung vào việc chốt hợp đồng mà còn cân nhắc cả MRR mới và MRR mở rộng trong quá trình làm việc.

>>>Xem thêm: Mô hình SaaS là gì?

Số cuộc gọi và demo tiếp cận mỗi tháng

KPI này giúp doanh nghiệp đo lường số lượng cuộc gọi nội tuyến hoặc cuộc gọi demo mà nhân viên kinh doanh đã hoàn thành đối với khách hàng. Những cuộc gọi này rất quan trọng và có vai trò quan trọng trong việc chốt thành công hợp đồng. Chỉ số này có thể được phân bổ cho từng nhân viên để đảm bảo hiệu quả tốt hơn.

Chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng

Các chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng cung cấp thông tin quan trọng về sự mong đợi và kỳ vọng của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này giúp nhân viên kinh doanh hiểu rõ hơn về nhu cầu thực tế của khách hàng và tìm ra các phương án để đáp ứng nhu cầu đó một cách hiệu quả, nhằm nâng cao tỷ lệ thành công trong quá trình bán hàng.

Hướng dẫn xây dựng bộ chỉ tiêu KPI cho nhân viên kinh doanh

Bước 1: Xác định được người xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh

Việc lựa chọn người phù hợp để xây dựng KPI là rất quan trọng. Người này nên có hiểu biết sâu về quy trình làm việc và hoạt động kinh doanh của bộ phận đó trong doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng cần có khả năng hiểu rõ mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty để đảm bảo tính phù hợp và khả thi của KPI.

Lựa chọn người không phù hợp có thể dẫn đến việc xây dựng KPI không thể áp dụng thực tế và không đáp ứng được yêu cầu của bộ phận kinh doanh. Do đó, cần đảm bảo rằng người được chọn có đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện công việc này một cách chính xác và hiệu quả.

Bước 2: Xác định được trách nhiệm của từng bộ phận 

Mỗi vị trí và bộ phận trong công ty có trách nhiệm riêng biệt, và đó chính là sứ mệnh mà họ phải hoàn thành. Vì vậy, KPI cho nhân viên kinh doanh phải được liên kết với chức danh và nhiệm vụ cụ thể của họ.

Bước 3: Thiết lập mục tiêu chỉ số KPI cho nhân viên kinh doanh cụ thể

Thiết lập KPI hợp lý đem lại hiệu quả cao nhất

Hệ thống KPI của nhân viên kinh doanh được xác định dựa trên mục tiêu của ban lãnh đạo, các cấp quản lý, ý kiến của nhân viên và tính chất công việc của bộ phận kinh doanh. Bộ KPI này cần đáp ứng các mục tiêu sau:

  • Duy trì doanh số bán hàng ổn định: Đảm bảo nhân viên kinh doanh duy trì mức doanh số bán hàng ổn định theo mục tiêu được đặt ra. Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh.
  • Chăm sóc khách hàng cũ và tạo mối quan hệ tốt: Nhân viên kinh doanh cần xác định mục tiêu trong việc duy trì và nâng cao mối quan hệ với khách hàng hiện có. Việc giữ chân khách hàng cũ có thể đóng góp đáng kể vào doanh số và sự ổn định của doanh nghiệp.
  • Tìm kiếm khách hàng mới ổn định: Nhân viên kinh doanh phải có mục tiêu tìm kiếm và thu hút khách hàng mới. Đây là yếu tố quan trọng để mở rộng thị trường và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
  • Mục tiêu thách thức và khả thi: KPI cần đặt mục tiêu thách thức nhưng vẫn khả thi, dựa trên những thành tựu đã đạt được trong quá khứ. Điều này khuyến khích nhân viên kinh doanh phấn đấu vượt qua giới hạn và đạt được những kết quả cao hơn.

Bước 4: Đánh giá mức độ hoàn thành KPI của nhân viên kinh doanh

Mức độ hoàn thành KPI của nhân viên kinh doanh thường được quy đổi thành những con số hoặc thang điểm để đo lường và xác định. Thang điểm này thường được chia thành các mức hoàn thành khác nhau, từ 2 đến 5 điểm, tùy thuộc vào cách đánh giá và độ chi tiết của KPI.

Việc sử dụng thang điểm giúp đánh giá mức độ hoàn thành KPI một cách cụ thể và định lượng. Mức điểm cao hơn thường tương ứng với mức hoàn thành cao hơn. Cách đánh giá này mang tính khách quan hơn và cung cấp một phương pháp đánh giá rõ ràng và đồng nhất cho các nhân viên.

Tuy nhiên, việc đánh giá dựa trên thang điểm cũng có thể gặp khó khăn. Đôi khi, việc xác định số điểm phù hợp cho mức độ hoàn thành KPI có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự công bằng, minh bạch từ phía nhà quản lý. Ngoài ra, cần đảm bảo rằng các tiêu chí và tiêu chuẩn được xác định rõ ràng và công bằng để đánh giá mức độ hoàn thành.

Việc sử dụng thang điểm để đánh giá KPI cần được áp dụng một cách cân nhắc và kỷ luật, đảm bảo tính khách quan và công bằng trong quá trình đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên kinh doanh.

Bước 5: Tính lương thưởng/phạt của nhân viên dựa trên KPI

Sau khi xác định danh sách các chỉ tiêu KPI, bước tiếp theo là xét duyệt các chính sách lương, thưởng, phạt, phụ cấp… nhằm tạo thêm động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh. Các chính sách này sẽ được thiết lập dựa trên vị trí công việc, bằng cấp và kỹ năng chuyên môn của nhân viên kinh doanh. Dưới đây là một số ví dụ về các chính sách này:

  • Thưởng doanh thu vượt chỉ tiêu: Nhân viên kinh doanh được thưởng một phần trăm nào đó của tổng doanh thu vượt quá mục tiêu đã đề ra. Ví dụ: Nhân viên vượt KPI về doanh thu tháng sẽ được thưởng 5% tổng số doanh thu vượt chỉ tiêu. Điều này khuyến khích nhân viên đạt và vượt quá mục tiêu doanh thu.
  • Phạt không đạt chỉ tiêu: Nhân viên kinh doanh có thể bị áp dụng mức phạt nếu không đạt được các chỉ tiêu quan trọng. Ví dụ: Nhân viên không đạt chỉ tiêu về số đơn sẽ bị phạt trừ 10% lương cứng. Điều này tạo ra áp lực và động lực cho nhân viên nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phụ cấp cho nhân viên thị trường: Các nhân viên kinh doanh thị trường có thể được hưởng các phụ cấp như tiền xăng xe, tiền ăn trưa để bù đắp chi phí trong quá trình làm việc trên tuyến. Điều này giúp đảm bảo rằng nhân viên có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc và đạt được mục tiêu.

Những lưu ý khi xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh

Để xây dựng mẫu hoàn thiện KPI cho nhân viên kinh doanh, nhà quản lý cần lưu ý các điều sau:

  • Thiết lập KPI cho nhân viên kinh doanh dựa trên số lượng người bị ảnh hưởng: KPI nên tập trung vào các chỉ số đo lường có tác động trực tiếp đến số lượng khách hàng hoặc đối tác mà nhân viên kinh doanh liên hệ và ảnh hưởng đến.
  • Đánh giá và đo lường khách quan: KPI cho nhân viên kinh doanh cần được xây dựng dựa trên dữ liệu và con số chính xác, không dựa trên ý kiến chủ quan của nhân viên hoặc quản lý.
  • Liên kết với chiến lược kinh doanh: KPI phải phản ánh và hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty, đảm bảo tạo ra sự cải tiến và tiến bộ cho doanh nghiệp.
  • Rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu: KPI cần được sắp xếp và diễn đạt một cách rõ ràng, dễ hiểu để tất cả các nhân viên kinh doanh có thể nắm bắt và đo lường dễ dàng.
  • Cụ thể và liên quan trực tiếp đến mục tiêu: Mỗi KPI cho nhân viên kinh doanh cần được liên kết một cách cụ thể với một mục tiêu kinh doanh nhất định, giúp định hướng công việc của nhân viên và đảm bảo sự tập trung vào mục tiêu đó.
  • Nhất quán và có khả năng cải tiến: KPI cần được duy trì và cải tiến theo thời gian, đảm bảo tính nhất quán và phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Phản hồi kịp thời và chính xác: KPI cho nhân viên kinh doanh cần cung cấp thông tin phản hồi đúng lúc và chính xác, giúp nhân viên kinh doanh hiểu rõ về hiệu suất của mình và có thể điều chỉnh hành động khi cần thiết.
  • Phản ánh quy trình kinh doanh: KPI nên phản ánh một cách chính xác quy trình kinh doanh của công ty, từ khâu tiếp cận khách hàng đến quá trình chốt hợp đồng và chăm sóc khách hàng.
  • Phù hợp với văn hóa công ty: KPI cần phù hợp với văn hóa và giá trị của công ty, đảm bảo sự chỉnh chu.

Tóm lại, Nêu hệ thống KPI nhân viên kinh doanh xây dựng càng hợp lý, chi tiết, phù tình. Điều này sẽ giúp bộ máy vận hành và phát triển của toàn tổ chức càng hoàn thiện. Hy vọng những thông tin BIHA cung cấp sẽ giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan và xây dựng mẫu KPIs phù hợp cho đội ngũ nhân viên kinh doanh của mình để tăng doanh thu và mở rộng thị phần.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bắt đầu dùng thử giải pháp phần mềm BIHA










    Bất động sản nhà phốBất động sản dự ánDoanh nghiệp vừa và nhỏ
    Doanh nghiệp SPADoanh nghiệp F&BChuỗi cửa hàng bán lẻ