Trong hơn 10 năm, chúng tôi đã giúp các công ty đạt được các mục tiêu tài chính và xây dựng thương hiệu của họ.
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI
Kiến thức quản trị

Multi Channel là gì? Tất tần tật về mô hình kinh doanh thời đại 4.0

Thời gian đọc: 6 phút

Multi Channel là mô hình kinh doanh được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trong thời gian hiện nay. Nhằm tăng tính tương tác và doanh số bán hàng. Cùng tìm hiểu xem Multi Channel là gì trong bài viết dưới đây nhé!

Multi Channel là gì? 

Multi Channel là một chiến lược kinh doanh mà các doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng của mình thông qua nhiều kênh khác nhau. Điều này có nghĩa là công ty sử dụng nhiều phương tiện để tiếp cận khách hàng. Chẳng hạn như qua các cửa hàng bán lẻ, trang web, mạng xã hội, email, SMS, …

Multi Channel là gì? 
Multi Channel là gì? 

Tầm quan trọng của Multi Channel là gì?

Với chiến lược đa kênh, doanh nghiệp có thể tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, tăng doanh số và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Hơn nữa việc sử dụng Multi Channel cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi một kênh bị gián đoạn hoặc mất tính hiệu quả.

03 lý do doanh nghiệp nên áp dụng Multi Channel

Nâng cao độ nhận diện thương hiệu

Với việc sử dụng nhiều kênh khác nhau, doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều điểm tiếp cận với khách hàng. Từ đó tăng cơ hội để khách hàng nhận thức được thương hiệu của họ. Ví dụ, nếu một khách hàng thấy quảng cáo của một thương hiệu trên mạng xã hội. Sau đó thấy sản phẩm của thương hiệu này trên trang web. Và cuối cùng là đến cửa hàng bán lẻ để mua sản phẩm. Khách hàng dễ nhận ra và nhớ lâu hơn thương hiệu này so với việc tiếp cận qua một kênh duy nhất. Qua đó, giúp tạo sự gắn kết với khách hàng. Họ cảm thấy thương hiệu đang quan tâm họ một cách toàn diện.

Lan toả thông điệp bán hàng một cách xuyên suốt

Chiến lược Multi Channel cho phép các doanh nghiệp truyền tải thông điệp của mình đến khách hàng ở nhiều nơi và thời điểm khác nhau. Ví dụ, khi doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm của mình trên đa kênh: Trang web, mạng xã hội, Email, … Khi đó, khách hàng sẽ nhận được thông điệp bán hàng một cách xuyên suốt và nhất quán. Doanh nghiệp tạo ra được những tương tác gần gũi, tự nhiên hơn với khách hàng trên mọi phương diện.

Mở rộng tệp data khách hàng

Multi Channel tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty mở rộng tệp dữ liệu khách hàng của họ. Với mỗi kênh khác nhau, chủ doanh nghiệp có thể thu thập nhiều dữ liệu. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể thu thập thông tin khách hàng từ các trang web bán hàng trực tuyến của họ, từ cửa hàng bán lẻ, khảo sát, … Và sử dụng chúng để phát triển chiến lược tiếp thị và bán hàng cho các kênh. Mở rộng tệp data khách hàng giúp tập đoàn hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Mở rộng tệp data khách hàng
Mở rộng tệp data khách hàng và phát triển chiến lược tiếp thị

04 thách thức khi doanh nghiệp áp dụng mô hình Multi Channel

Chiến lược Marketing cụ thể và lâu dài

Dù mô hình Multi Channel mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều thách thức. Điểm thiếu sót lớn là không có chiến lược cụ thể chi tiết, lâu dài. Dẫn đến việc quản lý và phân phối ngân sách không được hiệu quả. Điều này đòi hỏi, một khi doanh nghiệp triển khai một mô hình kinh doanh nào đó, phải có kế hoạch chi tiết và tích cực theo dõi đánh giá hiệu quả của từng kênh quảng cáo để điều chỉnh ngân sách phù hợp.

Tăng điểm chạm – Phức tạp hoá

Việc tiếp cận đa kênh sẽ trở nên khó khăn và thiếu sót nếu như bạn cố gắng đưa một kênh bán hàng mới, tích hợp vào các kênh đang sử dụng. Mà thiếu đi khả năng quản lý, phân tích dữ liệu thị trường, sắp xếp hoàn chỉnh. Quá nhiều kênh khiến khách hàng có thể cảm thấy bị quá tải và không biết tương tác với doanh nghiệp như thế nào.

Tiêu hao thời gian và nguồn lực nhân sự

Doanh nghiệp cần đầu tư thời gian và nguồn nhân sự để quản lý và phát triển các kênh. Việc này đòi hỏi, các công ty phải có một đội ngũ nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm. Để quản lý và phát triển các kênh khác nhau. Quản lý nhiều kênh cũng cần sử dụng công cụ và phần mềm quản lý kênh để tiện theo dõi. Khiến tốn kém về chi phí và đầu tư vào phần mềm phù hợp.

Cụ thể hoá mô hình phân quyền

Việc phân quyền quản lý các kênh khác nhau có thể dẫn đến sự mất kiểm soát và khó khăn trong việc tạo ra một chiến lược đồng bộ và hiệu quả. Nếu các kênh khác nhau được quản lý bởi các đội ngũ khác nhau mà không có sự phối hợp và đồng bộ thì sẽ trở nên rời rạc và không hiệu quả. Cụ thể hóa mô hình phân quyền đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng các kênh được phân chia quản lý hợp lý và phù hợp với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Cụ thể hoá mô hình phân quyền
Cụ thể hoá mô hình phân quyền

05 cách tạo chiến lược hiệu quả khi triển khai mô hình Multi Channel

Xác định tính cách khách hàng

Cần phân tích đối tượng khách hàng, tính cách của họ như thế nào. Để từ đó có thể hiểu sâu hơn về các nhu cầu và hành vi mua sắm của họ. Việc này giúp định hướng phù hợp cho chiến lược tiếp thị và bán hàng trên tất cả các kênh.

Lựa chọn kênh tiếp cận phù hợp

Sau khi phân tích tính cách khách hàng, cần lựa chọn kênh phù hợp để triển khai mô hình. Các kênh này có thể bao gồm các quảng cáo ở trên Google, kênh offline bán lẻ, mạng xã hội Facebook, Email Marketing, … Hoặc có thể là các hình thức quảng cáo truyền thống.

Sáng tạo thông điệp tiếp cận khách hàng

Sáng tạo ra nhiều thông điệp tiếp cận khách hàng là rất quan trọng. Khi sáng tạo, cần tập trung vào giá trị mang lại cho khách hàng. Tìm cách giải quyết vấn đề, nhu cầu của khách hàng. Có nhiều từ ngữ cảm động, kích thích tình cảm của khách hàng khi sáng tạo thông điệp. Những từ ngữ có thể là câu slogan, thông điệp nhiều cảm xúc hoặc câu chuyện về cuộc sống thực tế. Thông điệp sáng tạo phải khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Tạo ra những thông điệp tương tác để khách hàng có thể tương tác và đóng góp ý kiến của họ. Các cuộc khảo sát hoặc thăm dò ý kiến là cách tuyệt vời để tạo ra thông điệp tương tác.

Tích hợp, liên kết nhiều kênh bán hàng khác nhau

Để tạo ra chiến lược Multi Channel hiệu quả, cần tích hợp các kênh với nhau để tạo ra một chiến dịch tiếp thị phù hợp và tối ưu hóa kết quả. Việc tích hợp, liên kết nhiều kênh có thể giúp tăng cường khả năng tiếp cận. Và tương tác của người tiêu dùng.

Xác định chỉ số đo lường hiệu suất (KPI)

Xác định chỉ số KPI là quan trọng. Cần xác định các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi. Đó là số lượng khách hàng thực hiện hành động mua so với số lượng khách hàng tiếp cận. Chỉ số truy cập trang web, tần suất tương tác giữa các kênh để đánh giá hiệu quả các kênh và thiết lập chiến lược tiếp thị phù hợp. Chú ý đến tỷ lệ tiếp cận là tỷ lệ giữa số lượng khách hàng tiếp cận với thông điệp của doanh nghiệp so với số lượng khách hàng mục tiêu. Việc này giúp đánh giá và tìm ra những cách để khách hàng tăng khả năng tiếp cận phù hợp. Chi phí quảng cáo trên mỗi tương tác cũng cần được xác định. Đánh giá chi phí quảng cáo để tìm ra cách tối ưu chi phí. Và tăng cường hiệu quả chiến lược tiếp thị và bán hàng.

Trên đây là những thông tin giải đáp về mô hình Multi Channel là gì và các thách thức, lợi ích khi triển khai mô hình này vào chiến dịch kinh doanh. Triển khai Multi Channel hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu. Đạt được kết quả kinh doanh vượt trội.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bắt đầu dùng thử giải pháp phần mềm BIHA










    Bất động sản nhà phốBất động sản dự ánDoanh nghiệp vừa và nhỏ
    Doanh nghiệp SPADoanh nghiệp F&BChuỗi cửa hàng bán lẻ